Hiện nay, với tỉ lệ viêm phụ khoa ngày càng gia tăng ở nữ giới. Gây ra nhiều bất tiện, khó khăn gây ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt cá nhân. Nhưng trên thị trường thì lại có quá nhiều loại sản phẩm, thuốc không rõ nguồn gốc, xuất xứ gây ra nhiều biến chứng, hệ lụy khó lường ảnh hưởng tới sức khỏe. Do đó, các loại thảo dược lành tính, an toàn, không gây biến chứng đang là điều chị em quan tâm nhất hiện nay.
Viêm phụ khoa là gì?
Viêm nhiễm phụ khoa là tình trạng nhiễm trùng ở các vị trí khác nhau trong hệ sinh dục ở nữ giới. Các vị trí bị nhiễm trùng thường xuất hiện ở đường sinh dục dưới như là âm hộ, âm đạo, cổ tử cung (gây nên các bệnh thường gặp như: Viêm âm hộ, âm đạo; Viêm lộ tuyến cổ tử cung) và gây nhiễm trùng ở đường sinh dục trên như tử cung, vòi trứng, buồng trứng và các dây chằng (được gọi chung là viêm phần phụ).
Viêm nhiễm phụ khoa có biểu hiện như thế nào?
Viêm nhiễm phụ khoa bao gồm các bệnh lí: Viêm âm hộ- âm đạo, viêm lộ tuyến cổ tử cung viêm phần phụ.
Biểu hiện của bệnh là: ngứa rát ở cơ quan sinh dục, vùng kín ra nhiều khí hư bất thường, khí hư có màu sắc và mùi lạ tùy theo tác nhân gây viêm (có thể màu trắng đục, vàng, vàng xanh), đau rát khi quan hệ tình dục, có thể bị chảy máu vùng kín, Tiểu khó, tiểu rát, tiểu buốt, có thể kèm theo đau lưng và đau bụng dưới.
6 thảo dược chữa viêm phụ khoa đơn giản tại nhà
Trong cây trinh nữ hoàng cung có chứa một chất gọi là lycorin. Hoạt chất này có thể làm ức chế sự tổng hợp protein và DNA từ những tế bào khối u khiến những tế bào này mất đi khả năng sinh sôi.
Không những thế, lycorin còn ức chế một số tiền chất cần cho sự sinh trưởng từ đó ngăn chặn sự sinh sôi và phát triển của virus.
Sử dụng trinh nữ hoàng cung đều đặn giúp nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể, kháng khuẩn. Nhằm ngăn ngừa và chữa viêm phụ khoa đơn giản tại nhà như viêm âm đạo, u xơ tử cung, ngứa vùng kín, u nang buồng trứng,… mang lại hiệu quả cao.
Trinh nữ hoàng cung giúp ngăn ngừa viêm nhiễm phụ khoa
Hoàng bá là cây thuốc quý. Dạng cây gỗ cao 15m hay hơn, phân cành nhiều. Vỏ thân dày có màu vàng ở mặt trong, vị đắng. Lá kép lông chim lẻ, gồm 5 – 13 lá chét. Hoa đơn tính, màu vàng lục, mọc thành chùy ở đầu cành. Quả hình cầu, khi chín màu tím đen, có 2 – 5 hạt.
Viên berberin được chiết suất đặt vào âm đạo để điều trị nấm âm đạo trên 60 bệnh nhân, đạt tỷ lệ khỏi thấp 26,7%. Thuốc ít gây dị ứng.
Hoàng bá có tác dụng trong công thức kết hợp để điều trị viêm loét cổ tử cung và lộ tuyến trên 360 bệnh nhân đạt tỉ lệ khỏi và đỡ 96%. Thuốc có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, giảm tiết dịch và giúp sự tái tạo tổ chức ở nơi tổn thương cổ tử cung được nhanh hơn.
Hoàng bá có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm
Theo y học cổ truyền, các phần khác nhau của củ đương quy có tác dụng khác nhau. Phần trên cùng (quy đầu) chỉ huyết, phần thân giữa (quy thân) bổ huyết và phần rễ (quy vĩ) thiên về hoạt huyết, ngăn ngừa tình trạng ứ huyết. Trong nhiều thế kỷ, các thầy thuốc y học cổ truyền đã sử dụng các bài thuốc có vị đương quy để điều trị các bệnh về tuần hoàn, hô hấp và sinh sản.
Đây là vị thuốc quan trọng trong các vị thuốc điều trị bệnh phụ khoa như: viêm lộ tuyến, đau bụng kinh, kinh nguyệt không đều, chân tay nhức và lạnh, phụ nữ thiếu máu, phụ nữ sau sinh máu hôi chảy mãi không ngừng, cơ thể suy nhược,…
Cây đương quy
Trong quan niệm của đông y, lá trầu không vị cay nồng, mùi thơm hắc với tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm, sát trùng. Thành phần tinh dầu chứa trong lá trầu không sẽ ức chế và tiêu diệt nhiều chủng nấm, chủng khuẩn như tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, trực khuẩn lỵ và phế cầu khuẩn.
Ngoài ra một số hoạt chất như tanin, vitamin, axitamin,… trong lá còn có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm, diệt trừ hiệu quả các loại vi khuẩn và virus. Do vậy, loại lá này được coi là vị thuốc kháng sinh điều trị hiệu quả bệnh viêm âm đạo.
Trầu không có tác dụng kháng khuẩn hiệu quả
Kim ngân hoa
Trà xanh
Viêm lộ tuyến độ 2 là gì? Dấu hiệu và phương pháp điều trị bệnh
Biểu hiện của viêm lộ tuyến cổ tử cung
Viêm lộ tuyến có tự khỏi được không?
Khí hư màu vàng nguyên nhân do đâu?
6 nguyên nhân phổ biến gây vô sinh ở nữ giới
Nấm âm đạo Candida và các phương pháp điều trị